Hội họa Phương Đông Lịch_sử_hội_họa

Tranh lụa miêu tả một người đàn ông đang cưỡi rồng, vẽ trên lụa, niên đại khoảng thế kỷ V đến thế kỷ III trước Công nguyên, Thời Chiến quốc, từ lăng mộ số một của Zidanku tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam

Lịch sử hội họa Phương Đông bao gồm một phạm vi rộng lớn chịu ảnh hưởng từ các nền văn hóa và tôn giáo đa dạng. Lịch sử phát triển của hội họa tại Phương Đông song song với lịch sử hội họa Phương Tây nói chung trong một vài thế kỷ đầu tiên. Hội họa Châu Phi, hội họa Do Thái,  hội họa Hồi Giáo, hội họa Ấn Độ, hội họa Trung Quốc, hội họa Hàn Quốc và hội họa Nhật bản đều có những ảnh hưởng rõ rệt đối với hội họa Phương Tây và ngược lại.

Hội họa Trung Quốc là một trong những nghệ thuật thuyền thống được tiếp nối lâu đời nhất trên thế giới. Những bức tranh đầu tiên không mang tính hình tượng mà mang tính trang trí; chúng thường bao gồm các họa tiết hoặc thiết kế hơn là hình ảnh. Các đồ gốm sứ từ lâu được trang trí bởi các hình xoắn ốc, zíc zắc, dấu chấm hoặc động vật. Chỉ cho đến thời Chiến Quốc (403 - 221 trước Công nguyên) các họa sĩ mới bắt đầu thể hiện thế giới xung quanh họ. Hội họa Nhật Bản là một trong những nghệ thuật chính thống lâu đời và tinh tế nhất của Nhật Bản, bao  gồm thể loại và phong cách đa dạng. Lịch sử hội họa Nhật Bản là một nền lịch sử lâu đời của sự tổng hợp và cạnh tranh giữa thẩm mỹ Nhật Bản bản địa và sự thích nghi với những ý tưởng bên ngoài. Hội họa Hàn Quốc, dưới hình thức độc lập, bắt đầu từ khoảng năm 108 trước Công nguyên, khoảng thời kỳ sụp đổ của chiều đại Gojoseon, khiến nó trở thành một trong những nghệ thuật lâu đời nhất thế giới. Những tác phẩm tại thời điểm đó liên quan tới các phong cách đa dạng mà miêu tả đặc điểm của thời kỳ Tam Quốc tại Hàn Quốc, đáng chú ý nhất là các bức tranh và tranh tường trang trí trong lăng mộ của hoàng thất Goguryeo. Trong thời Tam Quốc và qua các triều đại Goryeo, hội họa Hàn Quốc mang đặc trưng chủ yếu là sự kết hợp giữa phong cảnh, đăch điểm khuôn mặt, chủ đề Phật giáo làm trung tâm của Phong cách Hàn Quốc và sự nhấn mạng vào sự quan sát các thiên thể được tạo điều kiện bởi sự phát triển của thiên văn học Hàn Quốc.

Tranh trong hang động về bò rừng ở Châu Âu (Bos primigenius primigenius), Lascaux, Pháp, nghệ thuật thời tiền sử
  • Paintings on tile of guardian spirits donned in Chinese robes, from the Han Dynasty (202 BC – 220 AD)
  • Gentlemen in Conversation, tomb painting dated to the Eastern Han Dynasty (25–220 AD).
  • Emperor Sun Quan in the Thirteen Emperors Scroll and Northern Qi Scholars Collating Classic Texts, by Yan Liben (c. 600–673 AD), Chinese
  • Eighty-Seven Celestials, by Wu Daozi (685–758), Chinese
  • Portrait of Night-Shining White, by Han Gan, 8th century, Chinese
  • Spring Outing of the Tang Court, by Zhang Xuan, 8th century, Chinese
  • Servant, 8th century, Chinese
  • Ladies making silk, a remake of an 8th-century original by Zhang Xuan by Emperor Huizong of Song, early 12th century, Chinese
  • An illustrated sutra from the Nara period, 8th century, Japanese
  • Ladies Playing Double Sixes, by Zhou Fang (730–800 AD), Chinese
  • A Palace Concert, Tang Dynasty, Chinese
  • The Xiao and Xiang Rivers, by Dong Yuan (c. 934–962 AD), Chinese
  • Night Revels, a Song dynasty remake of a 10th-century original by Gu Hongzhong.
  • Court portrait of Emperor Shenzong of Song (r. 1067–1085), Chinese
  • Golden Pheasant and Cotton Rose, by Emperor Huizong of Song (r.1100–1126 AD), Chinese
  • Listening to the Guqin, by Emperor Huizong of Song (1100–1126 AD), Chinese
  • Children Playing, by Su Han Chen, c. 1150, Chinese
  • Chinese, anonymous artist of the 12th century Song dynasty
  • Portrait of the Zen Buddhist Wuzhun Shifan, 1238 AD, Chinese
  • Ma Lin, 1246 AD, Chinese
  • A Man and His Horse in the Wind, by Zhao Mengfu (1254–1322 AD), Chinese
  • Shukei-sansui (Autumn Landscape), Sesshu Toyo (1420–1506), Japanese
  • Kanō Masanobu, 15th-century founder of the Kanō school, Zhou Maoshu Appreciating Lotuses, Japanese
  • A White-Robed Kannon, Bodhisattva of Compassion, by Kanō Motonobu (1476–1559), Japanese
  • Yi Ahm (1499-?), Mother Dog, 15th century, National Museum of Korea
  • Tang Yin, A Fisher in Autumn, (1523), Chinese
  • Nanban ships arriving for trade in Japan, 16th century, Japanese
  • A screen painting depicting people playing Go, by Kanō Eitoku (1543–1590), Japanese
  • Pine Trees, six sided screen, by Hasegawa Tohaku (1539–1610), Japanese
  • Scroll calligraphy of Bodhidharma, "Zen points directly to the human heart, see into your nature and become Buddha", Hakuin Ekaku (1686 to 1769), Japanese
  • Hanging scroll 1672, Kanō Tanyū (1602–1674), Japanese
  • Peonies, by Yun Shouping (1633–1690), Chinese
  • Genji Monogatari, by Tosa Mitsuoki (1617–1691), Japanese
  • View of Geumgang, Jeong Seon (1676–1759), 1734, Korean
  • Ike no Taiga (1723–1776), Fish in Spring, Japanese
  • Maruyama school, Pine, Bamboo, Plum, six-fold screen, Maruyama Ōkyo (1733–1795), Japanese
  • A Cat and a Butterly, Kim Hong-do (1745-?), 18th century, Korean
  • A Boat Ride, Shin Yun-bok (1758-?), 1805, Korean
  • Rimpa school, Autumn Flowers and Moon, Sakai Hoitsu (1761–1828), Japanese
  • A tanuki (raccoon dog) as a tea kettle, by Katsushika Hokusai (1760—1849), Japanese
  • A House amongst Apricot Trees, Jo Hee-ryong (1797–1859), Korean
  • Katsushika Hokusai, The Dragon of Smoke Escaping from Mt Fuji, Japanese
  • Miyagawa Isshō, untitled Ukiyo-e painting, Japanese
  • Tomioka Tessai (1837–1924), Nihonga style, Two Divinities Dancing, 1924, Japanese
Bình gốm được trang trí họa tiết từ thời Tây Hán (202 TCN - 9CN)

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có truyền thống mạnh mẽ trong hội họa cũng đồng thời gắn liền với nghệ thuật thư pháp và tranh in (thứ được đánh giá là rất giống với hội họa). Hội họa Phương Đông lâu đời được đặc trưng bởi kỹ thuật dựa vào nước, các đối tượng ít tính thực tế, "thanh lịch" và cách điệu, tiếp cận để mô tả bằng đồ họa, tầm quan trọng của khoảng trống (hoặc không gian âm) và ưu tiên phong cảnh (thay vì con người) làm chủ đề. Ngoài mực và màu vẽ trên lụa hoặc giấy cuộn, sơn được làm từ vàng mài cũng là một chất liệu phổ biến trong các tác phẩm hội họa Đông Á. Mặc dù lụa là một chất liệu hơi đắt tiền trong quá khứ, sự phát minh ra giấy vào thế kỉ thứ nhất Công nguyên bởi thái giám triều Han tên là Thái Luân không chỉ cung cấp nguyên liệu rẻ và phổ biến cho việc viết lách mà còn là nguyên liệu rẻ và phổ biến cho hội họa (khiến nó dễ tiếp cận với công chúng hơn).

Những tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo đóng vai trò quan trọng trọng hội họa Đông Á. Các họa sĩ ở triều đại Tống thời trung cổ là Lin Tinggui và bức La Hán giặt đồ ở thế kỷ XII (lưu giữ tại bảo tàng Nghệ thuật tự do của Smithsonian) là một ví dụ điển hình cho tư tưởng phật giáo hợp nhất với các tác phẩm nghệ thuật cổ điển Trung Hoa. Trong bức tranh trên lụa sau đó, các vị La Hán trọc đầu được miêu tả trong một khung cảnh thực thế là đang giặt quần áo bên một con sông. Tuy nhiên, tác phẩm này tự bản thân nó đã là một cái nhìn tuyệt vời, các vị La Hán được miêu tả mộ cách chi tiết và các màu sắc tươi sáng, trong trẻo đối lập với môi trường mờ ảo, rừng gỗ nâu ảm đạm. Ngoài ra, các ngọn cây được bao phủ trong sương mù xoáy, mang tới các "không gian âm" phổ biến đã  được nêu trên trong hội họa Đông Á.

Trong Chủ nghĩa Nhật Bản, những họa sĩ hậu trừu tượng như Van Gogh hay Henri de Toulouse-Lautrec, và các họa sĩ trường phái tôn màu thống nhất như James McNeil Whistler, ngưỡng mộ họa sĩ đầu thế kỷ XIX người Nhật Ukiyo-e cùng với tác phẩm Hokusai (1760 - 1849) và Hiroshige (1797 - 1858) và bị ảnh hưởng bởi chúng.

Hội họa Trung Quốc

"Sáng mùa xuân trong cung điện Hán", bởi nghệ sĩ Minh triều Cừu Anh (仇英) (1494 - 1552 Công nguyên)

Những ví dụ sống động nhất về các tác phẩm hội họa Trung Quốc đầu tiên từ thời Chiến Quốc (481 - 221 TCN) với các bức tranh trên lụa hoặc tranh mai táng trên tường đá, tường gạch hoặc các khối đá. Chúng thường được cách điệu hình thức đơn giản và ít nhiều đều là các dạng hình học thô sơ. Chúng thường miêu tả các sinh vật thần thoại, phong cảnh, cảnh lao động hoặc các hình ảnh nguy nga với các vị quan trên triều đình. Các tác phẩm trong thời kỳ này và  sau đó là thời nhà Tần (221 - 207 TCN) và nhà Hán (202 TCN - 220 CN) không chỉ mang ý nghĩa nội hàm và cho riêng chúng mà còn thể hiện cho một nhân vật cấp cao, hơn nữa các tác phẩm nghệ thuật tạo ra để tượng trưng và tôn vinh các nghi thức tang lễ, đại diện của các vị thần trong thần thoại hoặc linh hồn của tổ tiên, vân vân. Các bức tranh trên lụa về các vị quan triều đình và phong cảnh trong nước có thể tìm thấy tại triều nhà Hán, bên cạnh đó là cảnh đàn ông săn bắt trên lưng ngựa hoặc tham dự vào các cuộc diễu binh. Cũng có những tác phẩm 3 chiều  như các bức tượng nhỏ và các pho tượng lớn, chẳng hạn như màu sắc ban đầu bao phủ lên tượng các binh lính mà ngựa chiến của Đội quân Đất nung (trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng). Trong môi trường xã hội và văn hóa của triều đại Đông Tấn (316 - 420 CN) thủ phủ tại Nam Kinh ở phía nam, hội họa trở thành thú tiêu khiển chính của quý tộc và quan lại Nho học (cùng với âm nhạc được của đàn Tam thập lục, nghệ thuật thư pháp huyền ảo, ngâm và viết thơ). Hội họa trở thành hình thức tự thể hiện phổ biến và trong thời kỳ này họa sĩ cung đình và những họa sĩ ưu tú ngoài dân gian được đánh giá bởi các đồng nghiệp của họ.

Rất nhiều những phòng đoán khác nhau được đặt ra về ý nghĩa của những bức tranh này đối với người tạo ra chúng. Người tiền sử có thể vẽ những động vật này để "bắt" được linh hồn hay tinh thần của chúng nhằm săn bắn chúng dễ dàng hơn hoặc các bức tranh có thể tượng trưng cho một cái nhìn tâm linh và tỏ lòng tôn kính với thiên nhiên xung quanh. Chúng cũng có thể là kết quả của những nhu cầu cơ bản được thể hiện rằng chúng là bẩm sinh đối với con người, hoặc chúng có thể nhằm mục đích truyền tải thông tin thực tế.

  • Rock Shelters of Bhimbetka, rock painting, Stone Age, India
  • Lascaux, Horse
  • Eland, rock painting, Drakensberg, South Africa
  • Lascaux, Bulls and Horses
  • Bison, in the great hall of policromes, Cave of Altamira, Spain
  • Petroglyphs, from Sweden, Nordic Bronze Age (painted)
  • Pictographs from the Great Gallery, Canyonlands National Park, Horseshoe Canyon, Utah, c. 1500 BCE
  • Cueva de las Manos (Spanish for Cave of the Hands) in the Santa Cruz province in Argentina, c.7300 BC
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi Zhang Shengwen, 1173-1176 CN, đời nhà Tống.

Việc hình thành hội họa phong cảnh Trung Quốc cổ điển công nhận phần lớn họa sĩ thời Đông Tấn Gu Kaizhi (344 - 406 CN), một trong những họa sĩ nổ tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Giống như những bức tranh phong cảnh cuộn dài của Kaizhi, họa sĩ thời Đường (618 - 907 CN) Ngô Đạo Tử đã vẽ những tác phẩm nghệ thuật sống động và chi tiết trên các cuộn giấy dài theo chiều ngang (nguyên liệu phổ biến tại thời nhà Đường), ví dụ như bức "Bát thập thất thần tiên đồ quyền" của ông. Các tác phẩm hội họa trong thời nhà Đường gắn liền với những ảnh hưởng của ý tưởng về cảnh quan môi trường, với số lượng thưa thớt của các đối tượng, con người, hoặc hoạt động, cũng như đơn sắc trong tự nhiên (ví dụ: những bức tranh tường trong hầm mộ của Hoàng tử Yide tại lăng Qianling). Có một vài họa sĩ đầu thời nhà Đường ví dụ như Zhan Ziqian, người đã vẽ bức tranh phong cảnh tuyệt vời đóng vai trò tiên phong cho chủ nghĩa hiện thực thời kì đó. Tuy nhiên, tranh phong cảnh nói chung không đạt đến mức độ cao hơn về sự phát triển và tính thực tế cho đến tận thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960 CN). Trong thời kì này, có một vài họa sĩ tranh phong cảnh đặc biệt như Dong Yuan (tham khảo bài viết này cho một ví dụ về tác phẩm nghệ thuật của ông), và những họa sĩ vẽ các bức tranh phong cảnh miêu tả sinh động và thực tế hơn, giống như Cố Hoành Trung và bức "Hàn Hi Tái dạ yến đồ" của ông

Cây sơn trà và chim trên núi, một bức tranh của nghệ sĩ khuyết danh thời Nam Tống, các bức tranh theo phong cách hoa lá này rất phổ biến trong thời Nam Tống (1127 - 1279)

Trong thời đại Tống Trung Quốc (960 - 1279 CN), không chỉ có tranh phong cảnh có những tiến bộ, mà tranh chân dung cũng trở nên tiêu chuẩn hóa và tinh vi hơn trước (để ví dụ, tham khảo Tống Huy Tông) và đạt đến mức độ trưởng thành cơ bản trong thời nhà Minh (1368 - 1644 CN). Từ cuối thế kỷ XIII và nửa đầu thế kỷ XIV, người Trung Quốc nằm dưới sự đô hộ của người mông cổ triều đại Nguyên Mông không được phép nắm giữ các vị trí cao trong bộ máy chính quyền (chỉ dành cho người Mông Cổ hoặc những dân tộc khác từ Trung Á), và kì thi của Hoàng gia đã được xóa bỏ vào thời kì đó. Nhiều người Trung Quốc theo Khổng giáo đang thất nghiệp cũng chuyển sang nghề hội họa và hát kịch, giống như việc thời nhà Nguyên đã trở thành một thời kì sôi động và phong phú của các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc. Một ví dụ điển hình có được biết đến chính là Qian Xuan (1235 - 1305 CN), người đã từng làm quan thời nhà Tống, như vì lòng yêu nước, ông đã từ chối phục vụ trong chiều đinh nhà Nguyên và dành riêng thời gian cho mình để vẽ tranh. Ví dụ về nghệ thuật hoàng gia từ thời đại này bao gồm các bức tranh vẽ phong phú và chi tiết trong cung điện Vĩnh Lạc, hoặc "Cung điện trường thọ Dachunyang", năm 1262 CN, một trong những di sản văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận. Trong cung điện, các bức tranh chiếm diện tích tới hơn 1000 mét vuông và chủ yếu là về Đạo giáo. Trong thời nhà Tống các họa sĩ cũng có thể tự tập trong các đạo quán hoặc các cuộc gỡ và bàn luận về các tác phẩm nghệ thuật của người khách hoặc chính họ, các tác phẩm nhận được những lời khen thường có sức thuyết phục đối với thương mại và rao bán các như các tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Tuy nhiên cũng cón những lời phê bính hết sức khắc nghiệt của những người khác, thể hiện sự khác biệt về phong cách và sở thích trong số các họa sĩ khác nhau. Trong năm 1088 CN, các nhà khoa học bác học và chính khách Shen Kuo đã từng viết về tác phẩm của Li Cheng, người mà ông đã bình phẩm như dưới đây:

Qianlong Emperor Practicing Calligraphy, mid-18th century.

Mặc dù có mức độ cách điệu cao, sự hấp dẫn huyền bí và sự sang trong siêu thực thường được ưu tiên hơn chủ nghĩa hiện thực (ví dụ như trong tranh sơn thủy), bắt đầu từ nhà Tống thời Trung cổ có rất nhiều họa sĩ Trung Quốc và những thế hệ sau đó đã miêu tả phong cảnh tự nhiên một cách sống động thực sự. Cuối thời nhà Minh các nghệ sĩ nối tiếp các nghệ sĩ thời nhà Tống trong việc thể hiện các chi tiết phức tạp và thực tế  trên các đối tượng trong thiên nhiên, đặc biệt là trong miêu tả động vật (ví dụ như một con vịt, thiên nga, chim sẻ hay hổ vân vân) trong các mảng sắc màu tươi sáng của hoa, các bụi cây và rừng (một ví dụ tốt có thể kể đến bức tranh thời Minh "Chú chim và cành hoa mận" của một nghệ sĩ khuyết danh, được lưu giữ tại Bảo tàng tự do Smithsonian tại Washington). Có rất nhiều họa sĩ nổi tiếng thời nhà Minh, Cừu Anh (仇英) là một ví dụ xuất sắc về một họa sĩ đóng vai trò quan trọng thời nhà Minh (nổi tiếng ngay cả trong thời đại của ông), tập hợp trong các tác phẩm của mình về phong cảnh đất nước, các cảnh tượng nhộn nhịp, nguy nga và cảnh thiên nhiên với những dòng sông trong thung lũng và những ngọn núi được bao phủ ngập tràn trong sương mù và mây xoáy. trong thời nhà Minh đã có rất nhiều các trường nghệ thuật khác nhau và sánh ngang bằng nhau liên kết với hội họa, ví dụ như trường Wu và trường Zhe.

Hội họa Trung Quốc cổ điển tiếp tục cho đến những năm đầu của thời nhà Thanh hiện đại, với các bức chân dung mang tính hiện thực cao giống như trong thời kì cuối của nhà Minh vào đầu thế kỷ XVII. Chân dung của hoàng đế Khang Hy, hoàng đế Ung Chính và hoàng đế Càn Long là một ví dụ điển hình cho hội họa chân dung thực tế Trung Quốc. Trong thời Càn Long và được tiếp tục trong thế kỳ 19, phong cách hội họa Baquero châu Âu có những ảnh hưởng đáng kể đến hội họa chân dung Trung Quốc, đặc biệt với hiệu ứng hình ảnh về ánh sáng và bóng. Tương tự như vậy, hội họa Đông Á và các tác phẩm nghệ thuật khác (ví dụ như gốm sứ và sơn mài) được đánh giá cao ở Châu Âu từ những tiếp xúc ban đầu trong thế kỷ XVI.

Thời kỳ Muromachi, Shingei (1431 - 1485), Ngắm thác nước, Bảo tàng Nezu, Tokyo

Hội họa Nhật Bản

Hội họa Nhật Bản là một trong những nghệ thuật cao cấp và lâu đời nhất trong nghệ thuật Nhật Bản, bao gồm nhiều thể loại và phong cách đa dạng. Giống như nghệ thuật Nhật Bản nói chung, hội họa Nhật Bản phát triển qua một lịch sử tổng hợp lâu đời và sự thích nghi với các ý tưởng du nhập. Ukiyo-e, hoặc biết đến với tên "hình ảnh của thế giới nổi", là một thể loại bản in khắc gỗ Nhật Bản (tranh khắc gỗ) và các bức tranh được thực hiện trong khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, mang đặc điểm của các họa tiết về phong cảnh, sân khấu và các huyện điếm. Nó chính là chủ để nghệ thuật chính của nghệ thuật in khắc gỗ nhật Bản. Những người in khắc Nhật bản, đặc biệt trong thời kỳ Edo, mang tới một sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới hội họa Pháp trong suốt thế kỷ XIX.

Hội họa Hàn Quốc

Hội họa Hàn Quốc, được coi là một hình thức độc lập, được bắt đầu khoảng năm 108 TCN, thời kỳ sụp đổ Gojoseon, khiến nó trở thành một trong những nghệ thuật lâu đời nhất thế giới. Các tác phẩm nghệ thuật trong thời kỳ đó liên quan tới phong cách đa dạng mang đặc điểm của thời Tam Quốc tại Hàn Quốc, mà nổi bật nhất là bức tranh và tranh tường trang trí cho lăng hoàng gia Goguryeo. Trong thời kỳ Tam Quốc và triều đại Goryeo, hội họa Hàn Quốc có các đặc điểm cơ bản bởi sự kết hợp giữa phong cách phong cảnh Hàn Quốc, đặc điểm khuôn mặt và chủ để Phật giáo trung tâm, và một sự nhấn mạnh vào sự quan sát các thiên thể đã được tạo điều kiện bởi sự phát triển nhanh chóng của thiên văn Hàn Quốc. Cho tới tận thời kỳ Joseon thì đề tài Nho giáo bắt đầu bén rễ vào hội họa Hàn Quốc, sử dụng hài hòa với các khía cạnh địa phương.

Lịch sử hội họa Hàn Quốc được đặc trưng bởi các phong cách bút pháp đơn sắc đen, thông thương là trên giấy dâu tằm hoặc lụa. Phong cách này thể hiện rõ trong "Min-Hwa", hoặc các bức tranh đầy màu sắc dân gian, tranh trong lăng mộ, nghi lễ và lễ hội, cả hai đều kết hợp việc sử dụng màu sắc phong phú.

Hội họa Nam Á

  • A group of women from South India, Hindupur, c. 1540.
  • Krishna embraces Gopîs, Gîtâ-Govinda-manuscript, 1760–1765.
  • Floating Figures Dancing, a mural of c. 850.
  • Wild Pig Hunt, c. 1540.
  • Chand Bibi hawking, Deccan style, 18th century
  • A Lady Listening to Music, c. 1750.
  • Rasamañjarî manuscript of the Bhânudatta (erotic treatise), 1720.
  • Bahsoli painting of Radha and Krishna in Discussion, c. 1730.
  • Bahsoli painting of Maharaja Sital Dev of Mankot in Devotion, c. 1690.
  • Portrait of Ibrahim Adil Shah II (1580–1626) of Bijapur, 1615.
  • The Throne of the Wealth, Nujûm-al-' Ulûm-manuscript, 1570.
  • Elephant and cub out of the stable of the Moghul ruler, 17th century.
  • Mihrdukht Shoots an Arrow Through a Ring, 1564–1579.
  • Portrait of the Govardhân Chand, Punjab style, c. 1750.
  • Ravana kills Jathayu; the captive Sita despairs, by Raja Ravi Varma
  • Akbar and Tansen Visit Haridas in Vrindavan, Rajasthan style, c. 1750.
  • A man with children, Punjab style, 1760.
  • Râdhâ arrests Krishna, Punjab style, 1770.
  • Rama and Sita in the Forest, Punjab style, 1780.
  • Sigiriya apsara in Sri lanka, 477 CE.

Hội họa Ấn Độ

Lịch sử hội họa Ấn Độ xoay quanh các vị thần trong tôn giáo và các vị vua. Nghệ thuật Ấn Độ là một thuật ngữ chung cho nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau tồn tại trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các bức tranh đa dạng từ các bích họa lớn trong hang Ajanta đến những bức tranh Mughal thu nhỏ đến các tấm kim loại nhỏ để tôn tạo các công trình trong trường Tanjore. Các bức tranh từ Gandhar-Taxila ảnh hưởng bởi những tác phẩm từ Ba Tư ở phía tây. Phong cách hội họa phương đông đã phát triển quanh trường phái nghệ thuật Nalanda. Các tác phẩm đa phần lấy nguồn gốc từ những hoạt cảnh khác nhau trong Thần thoại Ấn Độ.

Hội họa Đông Á

Lịch sử

Hang đá Bhinbatka, tranh đá, thời kỳ đồ đá, Ấn Độ

Bức tranh Ấn Độ đầu tiên là tranh đá vào thời tiền sử, những bức tranh khắc đá được tìm thấy ở hang đá Bhimbtka và một số trong đó có tuổi hơn 5500 TCN. Giống như các tác phẩm tiếp nối và sau hàng thế kỷ, vào thế kỷ VII, trụ khắc Ajanta, bang Maharashtra là một ví dụ tốt về hội họa Ấn Độ với màu sắc chủ yếu là các sắc thái khác nhau của màu đỏ và màu cam, được bắt nguồn từ các khoáng chất.

Hang Ajanta tại Maharashtra, Ấn Độ là hang núi  mặt cắt từ thế kỷ II TCN và bao gồm các bức tranh vào điêu khắc được xem là kiệt tác đối với cả nghệ thuật Phật giáo và nghệ thuật tranh phổ thông.

Một bích họa từ hang Ajanta số 1

Phong cách MadhubaniPhong cách Madhubani là một phong cách hội họa của Ấn Độ, phổ biến trong khu vực Mithila của bang Bihar, Ấn Độ. Nguồn gốc của phong cách Madhubani bắt nguồn từ thời cổ đại.

Thánh Mẫu, một bức tranh thu nhỏ theo phong cách Pahari, có niên đại từ thế kỷ XVIII. Parahi và Rajput có những tiểu cảnh mang nhiều đặc điểm chung.
Phong cách Rajput

Phong cách Rajput là một phong cách hội họa Ấn Độ, phát triển mạnh mẽ và xuyên suốt thế kỷ XVIII, trong triều đình Rajputana, Ấn Độ. Mỗi Vương quốc Rajput phát triển một phong cách riêng biệt, nhưng có những đặc điểm chung nhất định. Mỗi phong cách Rajput miêu tả một số những chủ đề, sự kiện của sử thi ví dụ như Ramayana và Mahabharata, cuộc sống của Krishna, các phong cảnh đẹp và con người. Tiểu cảnh là những phương tiện ưa thích của phong cách Rajput, tuy nhiên rất nhiều bản thảo mang phong cách Rajput và các bức tranh còn có thể được vẽ trên tờng của cung điện, bên trong khoang của các pháo đài hoặc trong các Havelies, điển hình là havelis ở Shekhawait.

Màu sắc được chiết xuất từ các loại khoáng chất nhất định, từ nguồn gốc thực vật, các loại vỏ xà cừ và thậm chí được bắt nguồn bằng cách xử lý các loại đá quý, vàng và bạc cũng được sử dụng. Việc chuẩn bị cho màu sắc mong muốn là cả một quá trình dài, đôi khi mất đến vài tuần. Cọ vẽ cũng được sử dụng rất tinh tế.

Phong cách Mughal
Hai Kinh sư ngồi cùng sách và viết trên bàn đá vớ  trong lễ hội trang trí tại phía Bắc Ấn Độ (trường Mughal),1640 - 1650

Phong cách Mughal là một phong cách phổ biến trong hội họa Ấn Độ, thường chỉ giới hạn ở hình minh họa trong các cuốn sách và thực hiện trong các mô hình nhỏ, trong đó nổi lên, phát triển và hình thành trong thời kỳ đế chế Mughal thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Phong cách Tanjore

Phong cách Tanjore là một hình thức quan trọng của hội họa cổ điển Ấn Độ phổ biến ở vùng Tanjore tại Tamil Nadu. Hình thức nghệ thuật này có niên đại từ thế kỷ IX, một thời kỳ thống trị bởi các luật lệ Chola, người rất ủng hộ văn học và hội họa. Những phong cách này được biết đến bởi tính thanh lịch, màu sắc sặc sỡ, và sự tập trung đến chi tiết. Đa phần chủ đề của phong cách hội họa này là các vị thần và nữ thần trong đạo Hindu và các cảnh trong thần thoại Hindu. Trong thời hiện đại, phong cách hội họa này đã trở thành những món đồ lưu niệm trong các dịp lễ hội ở Nam Ấn.

Quá trình tạo ra một bức tranh Tanjore liên quan tới rất nhiều bước. Bước đầu tiên liên quan đến việc tạo các mẫu phác thảo sơ bộ dựa trên hình ảnh. Các khung đầu tiên bao gồm một miếng vải phủ về một khung gỗ. Sau đó bột phấn hoặc oxit kẽm trộn với chất kết dính đã được hòa tan trong nước và được phủ lên khung gỗ. Để làm khung trở nên mịn hơn, một vài sự mài mòn nhẹ đôi khi cũng được sử dụng. Sau khi bản vẽ được thực hiện, sự trang trí của trang sức và thời trang trong hình ảnh đôi khi được hoàn thành với các loại đá bán quý. Các sợi dây hoặc dải đăng ten cũng được dùng để trang trí cho trang sức. Ở lớp trên cùng được dán lên các lá vàng. Cuối cùng, thuốc nhuộm được sử dụng để thêm màu sắc cho các bức tranh.

Trường Madras

Trong thời kì Anh Quốc cai trị Ấn Độ, quốc vương thấy rằng tại Madras có một vài họa sĩ tài năng và trí tuệ nhất. thế giới. Khi mà người Anh cũng thành lập một khu định cư lớn ngay tại Madras và khu vực lân cận, Georgetown được chọn làm nơi thành lập một học viện phục vụ cho các nghệ sĩ triển vọng sẽ phục vụ cho Hoàng gia tại Luân Đôn. Sau đó ngôi trường này được biết đến dưới cái tên Trường Madras. Ban đầu những nghệ sĩ truyền thống được thuê để sản xuất những đồ nội thất gỗ tinh tế, các sản phẩm từ sắt và đồ cổ, hơn nữa các tác phẩm của họ được gửi tới cung điện hoàng gia của Nữ hoàng.

Không giống như Trường Bengal nơi sao chép các chỉ tiêu trong giảng dạy, trường Madras khởi sắc với việc sáng tạo các phong cách, lập luận và xu hướng mới.

Trường Bengal
Bharat Mata bởi Abanindranath Tagore (1871-1951), một người cháu của nhà thơ Rabindranath Tagore, và một người tiên phong của phong trào

Trường mỹ thuật Bengal bị ảnh hưởng bởi phong cách nghệ thuật khởi sắc tại Ấn Độ trong suốt thời kỳ Bristish Raj vào đầu thé kỷ 20. Nó được liên kết với tính dân tộc Ấn Độ nhưng cũng được thúc đẩy và hỗ trợ bởi nhiều người quản lý nghệ thuật Anh Quốc.

Trường Bengal nổi lên như một sự tiên phong cho phong trào phản ứng chống lại các phong các học tập nghệ thuật trước đó được hưởng ứng tại Ấn Độ, bởi cả các họa sỹ Ấn Độ ví dụ như Raja Ravi Varma và trong các trường nghệ thuật Anh Quốc. Theo sự ảnh hưởng rộng rãi của ý tưởng tinh thần Ấn Độ tại phía Tây, giáo viên mỹ thuật người Anh Ernest Binfield Havel cố gắng cải cách phương thức giảng dạy tại trường mỹ thuật Calcutta bằng cách khuyến khích học sinh mô phỏng theo mô hình thu nhỏ Mughal. Điều này đã dấn đến nhiều tranh cãi lớn, dẫn đến một cuộc đình công bởi học sinh và bị báo giới phê phán, bao gồm cả những nhà chủ nghĩa dân tộc những người xem nó là một động thái suy đồi. Havel đã được hỗ trợ bởi nghệ sĩ Abanindranath Tagore, một người cháu của nhà thơ Rabindranath Tagore. Tagore đã vẽ nhiều tác phẩm có ảnh hưởng bởi ttruowfg phái nghệ thuật Mughal, một phong cách mà ông và Havel tin tưởng rằng mang ấn tượng về các phẩm chất tâm linh riêng biệt của Ấn Độ, cũng như trái ngược với chủ nghĩa duy vật của Phương Tây. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Tagore, Bharat Mata (người mẹ Ấn Độ), miêu tả một người phụ nữ trẻ với bốn cánh tay theo phong cách của các vị thần Hindu, đang nắm giữ một vật tượng trưng cho khát vọng quốc gia Ấn Độ. Sau đó Tagore cũng cố gắng để phát triển mối liên kết với các họa sĩ Nhật Bản giống như một phần hy vọng của việc xây dựng một hình thức nghệ thuật liên kết Á Đông.

Ảnh hưởng của Trường Bengal tại Ấn Độ suy giảm với sự bao phủ của những ý tưởng hiện đại những năm 1920. Trong giai đoạn sau độc lập, các họa sỹ Ấn Độ thể hiện rõ ràng hơn sự du nhập giống như việc họ mượn tính tự do từ phong cách phương Tây và hợp nhất chúng một cách tự do với các họa tiết Ấn Độ trong một hình thức hội họa mới. Trong khi những họa sĩ như Francis Newton Souza và Tyeb Mahta tiếp cận phong cách phương tây nhiều hơn, lại có những người khác như Ganesh Pyne và Maqbool Fida Husain người phát triển triệt để phong cách bản địa trong các tác phẩm. Ngày nay sau quá trình tự do hóa thị trường Ấn Độ, các họa sĩ được tiếp xúc nhiều hơn với nghệ thuật Quốc tế đã giúp họ khơi dậy các hình thức nghệ thuật mới mẻ mà tại thời điểm đó chưa xuất hiện bao giờ xuất hiện tại Ấn Độ.  Jitish Kallat đã trở nên cực kỳ nổi tiếng vào cuối thập niên 1990 với các bức tranh vừa hiện đại vừa vượt ra khỏi những định nghĩa chung chung. Tuy nhiên, trong khi các họa sĩ Ấn Độ trong thế kỷ mới đang thử nghiệm những phong cách, chủ đề và tính ẩn dụ mới, một điều khó có thể nhận biết được nhanh chóng đó là sự tham gia của các nhà kinh doanh vào nghệ thuật - một lĩnh vự mà chưa bao giờ tham gia trước đây

Hội họa Ấn Độ hiện đại

Amrita Sher-Gil là một họa sĩ Ấn Độ, đôi khi được nhắc đến như Frida Kahlo của Ấn Độ, và cho đến nay được coi là nữ họa sĩ quan trọng của Ấn Độ thế kỷ XX, người có di sản sánh ngang tầm với những bậc thầy của Bengal Renaissance, và cũng là người nữ họa sĩ "đắt gia nhất" của Ấn Độ.

Ngày nay, bà là một trong 9 Bậc thầy, những người mà tác phẩm của họ được công nhận là di sản nghệ thuật bởi  Cơ quan khảo sát khảo cổ của Ấn Độ, trong năm 1976 và 1979, và hơn 100 bức tranh của bà hiện đang được trưng bày tại triển lãm Quốc gia Nghệ thuật Hiện đại, New Delhi.

Trong thời kỳ thuộc địa, sự ảnh hưởng Phương Tây bắt đầu tạo nên một tác động tới nghệ thuật Ấn Độ. Nhiều nghệ sĩ phát triển phong cách sử dụng ý tưởng Phương Tây làm chất liệu. Một số khác ví dụ như Jamini Roy, lại có ý thức lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian.

Tại thời điểm độc lập vào năm 1947, nhiều trường mỹ thuật Ấn Độ cung cấp sự tiếp cận với ý tưởng và kỹ thuật hiện đại. Các phòng tranh được mở ra để trung bày các tác phẩm của họa sĩ. Các họa sĩ Ấn Độ hiện đại đặc biệt thể hiện sự ảnh hưởng vởi phong cách Phương Tây, tiu nhiên vẫn thường lấy cảm hứng từ chủ đề và hình ảnh Ấn Độ. Các họa sỹ lớn cũng bắt đầu đề cập đến sự công nhận của quốc tế, ban đầu là trong cộng đồng Ấn Độ và sau đó là cả những khán giả ngoài Ấn Độ.

Nhóm Họa sĩ Tiến bộ, được thành lập ngay sau khi Ấn Độ độc lập năm 1947, dự định thành lập một cách thức mới trong thể hiện Ấn Độ sau độc lập. Những người sáng lập bao gồm 6 họa sĩ nổi tiếng -  K. H. Ara, S. K. Bakre, H. A. Gade, M.F. Husain, S.H. Razad và F. N. Souza, mặc dù nhóm bị giải tán năm 1956, nhưng nó đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cách diễn đạt của hội họa Ấn Độ. Hầu như tất cả các họa sĩ lớn của Ấn Độ những năm 1950 đã liên kết với nhóm. Một số trong họ rất nổi tiếng ngày nay như Bal Chabda, Manishi Dey, Mukul Dey, V. S. Gaitonde, Ram Kumar, Tyeb Mehta và Akbar Padamsee. Một vài họa sĩ nổi tiếng khác như Bal Chabda, Manishi Dey, Mukul Dey, V. S. Gaitonde, Ram Kumar, Tyeb Mehta và Akbar Padamsee đã làm phong phú cho văn hóa Ấn Độ. Họ đã trở thành những biểu tượng của hội họa Ấn Độ hiện đại. Những nhà sử học nghệ thuật như giáo sư Rai Anand Krishna cũng ưu tiên những tác phẩm của các họa sĩ hiện đại mà phản ánh nét đặc biệt của Ấn Độ. Geeta Vadhera đã được ca ngơị vì phiên dịch sự phức tạp, chủ đề tinh thần Ấn Độ vào tranh sơn dầu ví dụ như suy nghĩ Sufi,  Upanishads và Bhagwad Geeta.

Nghệ thuật Ấn Độ đã được tăng cường với sự tự do hóa kinh tế của đất nước kể từ đầu những năm 1990. Họa sĩ từ các lĩnh vực khác nhau bây giờ bắt đầu mang lại phong cách đa dạng trong tác phẩm.Trong thời kỳ hậu tự do hóa Ấn Độ, nhiều họa sĩ đã tự tạo lập cho mình trong thị trường nghệ thuật quốc tế như các họa sĩ trừu tượng Natvar Bhavsar, nghệ sĩ biểu trưng Devajyoti Ray và nhà điêu khắc Anish Kapoor với tác phẩm nghệ thuật tối giản về voi ma mút đã có được sự chú ý vì kích cỡ của chúng. Nhiều ngôi nhà nghệ thuật và phòng trưng bày cũng đã mở ra tại Mỹ và châu Âu để giới thiệu tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ

Hội họa Philippines

Juan Luna, đời sống người Paris, 1982Fabián de la Rosa, Phụ nữ lao động trên đồng ruộng, 1902

Hội họa Philippines có thể được nhìn nhận tổng thể là sự pha trộn ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, mặc dù hiện tại nó mang một hình thức đậm chất phương Tây nhưng lại có nguồn gốc phương Đông. 

Những bức tranh Philippines đầu tiên có thể được tìm thấy trên những miếng đất đỏ (đất sét trộn với nước) được thiết kế để trang trí trên các đồ gốm phục vụ nghi lễ của người Philippines ví dụ bình Manunggul. Các bằng chứng về việc người Philippines làm gốm từ năm 6000 TCN đã được tìm thấy tại hang Sanga-sanga, hang Sulu và hang Laurente, Cagayan. Điều đã được chứng minh rằng vào năm 5000 TCN, việc làm gốm sứ đã trở nên phổ biến trên toàn đất nước. Việc làm gốm ở Philippines bắt đầu sớm hơn so với nước láng giềng Cambuchia và cùng thời điểm với Thái Lan như một phần xuất hiện rộng rãi Kỷ Băng Hà phát triển kỹ thuật gốm sứ. Bằng chứng rõ ràng hơn cho hội họa được thể hiện rõ ràng trong nghệ thuật xăm hình của người Philippines cổ, những người mà người Bồ Đào Nha đã tìm ra với tên gọi Pintados hay "người được vẽ" của Visayas. Các thiết kế đa dạng về hệ thực vật và động vật với các hình trang trí cơ thể tuyệt vời trong nhiều màu sắc khác nhau. Một trong những tác phẩm phức tạp nhất được hoàn thành bởi người Philippines cổ còn tồn tại đến ngày nay có thể thể hiện nghệ thuật và kiến trúc của Maranao người được biết đến bởi điêu khắc Rồng Nāga và Sarimanok và các bức tranh trong Panolong tuyệt đẹp của Torogan hoặc Nhà của Quốc Vương.

Philippines bắt đầu sáng tác các bức tranh theo truyền thông Châu Âu vào khoảng thời kỳ Tây Ban Nha thế kỷ XVII. Những tác phầm đầu tiên của phong cách hội họa này là các bức bích họa Giáo hội, hình ảnh tôn giáo từ các nguồn Kinh Thánh, cũng như khắc, tác phẩm điêu khắc và in thạch bản gồm các biểu tượng Kitô giáo và giới quý tộc châu Âu. Hầu hết các bức tranh và tác phẩm điêu khắc giữa 19 và thế kỷ XX tạo ra một sự pha trộn của các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, chính trị, và cảnh quan, với phẩm chất của vị ngọt, đậm, và nhạt. Họa sĩ hiện đại đầu tiên như Damián Domingo đã được kết hợp với những bức tranh tôn giáo và thế tục. Nghệ thuật của Juan Luna và Félix Hidalgo cho thấy một xu hướng cho các tuyên bố chính trị. Nghệ sĩ như Fernando Amorsolo sử dụng hậu hiện đại để sản xuất những bức tranh minh họa văn hóa, thiên nhiên, và sự hài hòa của Philippin. Trong khi các nghệ sĩ khác như Fernando Zobel sử dụng thực tế và trừu tượng cho tác phẩm của mình.

  • Juan Luna, The Death of Cleopatra, 1881
  • Juan Luna, Spoliarium, c. 1884
  • Juan Luna, Odalisque, 1885.
  • Juan Luna, Blood Compact, 1886
  • Félix Resurrección Hidalgo, The Christian Virgins Being Exposed to the Populace, 1884
  • Félix Resurrección Hidalgo, La Barca de Aqueronte, 1887
  • Félix Resurrección Hidalgo, Self Portrait, c. 1901
  • Félix Resurrección Hidalgo, La Marina, 1911, private collection

Đông Nam Á 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_hội_họa http://www.answers.com/topic/artistic-patronage http://www.britannica.com/eb/article-9125149/art-f... http://gizmodo.com/5883082/this-is-the-first-paint... http://www.newscientist.com/article/dn21458-first-... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9C0... http://www.artic.edu/aic/exhibitions/picasso/theme... http://www.victorianweb.org/decadence/artsake.html http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-1844... https://books.google.com/?id=wm87Lkh1cOEC https://archive.org/details/bub_gb_PMFwC1gP0BkC